Loading...

Wi-Fi 6 là gì? Wi-Fi 6 quan trọng như thế nào?

Wi-Fi (viết tắt của Wireless Fidelity) đang có rất nhiều thay đổi. Một bản cập nhật lớn đã được công bố đó là 802.11ax, hay còn gọi là Wi-Fi 6. Đối với các thiết bị có hỗ trợ chuẩn này (hỗ trợ về mặt công nghệ, phần cứng), tốc độ kết nối của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể - miễn là mạng của bạn đang kết nối có hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6.

Để hiểu về tầm quan trọng của Wi-Fi 6, chúng ta sẽ cần phải nhìn lại về quá khứ để xem quá trình phát triển của các công nghệ mạng, sau đó cùng nhau xem xét những thách thức mà Wi-Fi 6 sẽ phải vượt qua và cách nó sẽ thay đổi cuộc sống với những thiết bị di động của bạn.

Chúng ta đã đạt được kết quả như ngày hôm nay bằng cách nào?

Ngày nay, chúng ta có thể kết nối Internet ở mọi nơi. Vào những ngày đầu, nếu bạn muốn online, bạn sẽ phải đi đến chiếc máy tính để bàn nào đó, chờ đợi nó khởi động, sau đó tiến hành quay số đến với ISP để có thể truy cập Internet. Sau khoảng một hoặc vài phút, với những tràng tiếng bíp, tiếng hú của modem dial-up… kết nối được thiết lập thành công kèm theo những háo hức của ta khi biết rằng hôm nay mình có một email mới.

Kết nối Dial-up cực kì chậm (khoảng 57 kb/s) và sử dụng chung đường dây diện thoại bàn của bạn. Nếu bạn muốn nghe một bản nhạc, bạn sẽ phải mất ít nhất 10 phút để tải xuống một tệp MP3 của một bài hát có độ dài trung bình. Theo sau dial-up ta có ISDN, T1, T3 và các loại kết nối dạng “always on” nhưng giá cả cao và tính khả dụng của nó còn hạn chế nên chỉ được dùng chủ yếu tại trường học và các doanh nghiệp.

Các máy tính xách tay và các thiết bị PDA (Personal Digital Assistants) ngày càng phổ biến hơn. Nhược điểm của cả 2 là cần một sợ dây để kết nối mọi thứ. PDA có thể gửi và nhận mail, nhưng phải thông quá một tiến trình đồng bộ khi kết nối tới máy tính. Laptop của bạn chỉ có kết kết nối Internet khi bạn cắm cho nó một sợi dây Ethernet.

Và mọi thứ đã thay đổi…

Đó là vào cuối những năm 1990, một công nghệ mới đã được chuẩn hóa và đưa vào sử dụng, đó là chuẩn 802.11a.

Nó không có một cái tên hay ho hoặc dễ nhớ, nhưng nó cho phép một người với một chiếc laptop hoặc một chiếc PDA có kích cỡ bằng một thẻ tính dụng có thể kết nối một cách “không dây” vào mạng tại công ty, trường học, thư viện… Wi-Fi đã được sinh ra.

Sau đó, chuẩn 802.11b xuất hiện với tốc độ nhanh hơn nhưng lại gặp một vấn đề đó là 2 phiên bản Wi-Fi không tương thích với nhau. Bạn sẽ cần một card Wi-Fi có hỗ trợ chuẩn 802.11a ở văn phòng và một card Wi-Fi khác hỗ trợ chuẩn 802.11b ở nhà nếu hai nơi này phát Wi-Fi ở các chuẩn khác nhau, đồng nghĩa laptop bạn phải có 2 card Wi-Fi. Cuối cùng, các nhà sản xuất đã làm ra các card mạng không dây có thể kết nối với các mạng không dây có tiêu chuẩn khác nhau giúp tránh nhầm lẫn, tiết kiệm chi phí cũng như loại bỏ sự bất tiện khi phải dùng hai card mạng.

Mạng Wi-Fi tiếp tục phát triển với các tiêu chuẩn 802.11g, 802.11n và ngày nay là 802.11ac. Phức tạp hơn, một số chuẩn hỗ trợ băng tần phát 2.4 GHz, một số lại hỗ trợ 5 GHz, một số khác hỗ trợ cả hai băng tần. Thậm chí còn có một bản cập nhật cho chuẩn 802.11a để có thể hỗ trợ băng tầng 3.7 GHz.

Các phiên bản Wi-Fi khác nhau cũng hỗ trợ các giao thức bảo mật khác nhau (WEP, WPA, WPA2, TKIP, AES, TKIP + AES). Chúng cung cấp các tốc độ cũng khác khác nhau theo từng chuẩn, tầm phủ sóng xa (hoặc cũng có thể không xa), hỗ trợ các công nghệ thu phát (như MIMO…) và hàng tá các đặc tính kĩ thuật khác.

Một người quản trị hệ thống cần phải biết tất cả các chi tiết ấy khi họ triển khai các giải pháp mạng không dây vào môi trường doanh nghiệp của họ - đó là nơi các thông số kĩ thuật của chuẩn 802.11 có ích. Tuy nhiên, đối với người dùng là hộ gia đình, các tiêu chuẩn đó tương đối khó hiểu, không cần phải quan tâm nhiều và nhanh chóng đi vào quên lãng.

Để khắc phục điều trên, “Hiệp hội Wi-Fi” (Wi-Fi Alliance - tổ chức chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và tạo ra các chuẩn Wi-Fi) tìm ra các đơn giản hóa nó. Thay vì gọi tất cả mọi thứ trong quá khứ là Wi-Fi 1.0 và phiên bản sắp tới là Wi-Fi 2.0, ta sẽ đổi lại tên của các chuẩn như sau:

  • 802.11n (2009):Wi-Fi 4
  • 802.11ac (2014):Wi-Fi 5
  • 802.11ax (sắp ra mắt): Wi-Fi 6

Dựa vào đó, ta có thể suy đoán tên của chác chuẩn cũ hơn, cho dù nó không được nêu rõ trong tài liệu của họ:

  • 802.11a (1997):Wi-Fi 1
  • 802.11b (1999):Wi-Fi 2
  • 802.11g (2003): Wi-Fi 3

Mặc dù những cái tên mới này sẽ dễ hiểu hơn đối với người dùng cuối (end-user) nhưng sẽ có một số trùng lặp với quy ước đặc tên ban đầu. Các thông số kĩ thuật cũng sẽ không bị thay đổi – ta vẫn có một mạng mang đặc tính của chuẩn 802.11ax, nhưng ta gọi nó với tên Wi-Fi 6.

Các thay đổi về kí hiệu

Khi nhìn vào thiết bị di động của bạn, bạn sẽ biết tốc độ kết nối của bạn nhanh như thế nào thông quá các kí hiệu:

LTE-A, LTE, “4G”, H+ (hoặc 3.5G), H (hoặc 3G), E, G,…

Rất có thể bạn sẽ nhầm lẫn đôi chút, nhưng về tổng thể, bạn biết kết nối của thiết bị bạn đang cầm trên tay nhanh đến cỡ nào.

Đối với Wi-Fi, bạn không thể nào biết được trừ khi bạn đào sâu vào setting để xem băng tầng đang là 2.4 GHz hay 5 GHz, chuẩn kết nối của mình.

“Hiệp hội Wi-Fi” muốn thay đổi điều đó bằng cách cung cấp một vài hình ảnh mẫu giúp bạn biết loại Wi-Fi mà bạn đang kết nối:


Đây là một cách để giới thiệu với người dùng thế hệ công nghệ mà bạn đang cung cấp cho khách hàng (hoặc thành viên cho gia đình) và là “cái cớ” để bạn có thể nâng cấp lên công nghệ mới hơn nếu hạ tầng mạng của bạn đã quá cũ. Điều này sẽ có lợi cho các nhà sản xuất phần cứng.

Lợi ích của Wi-Fi 6 là gì?

Giống như những chiếc điện thoại chúng ta sử dụng, khi so sánh với thế hệ trước, chiếc điện thoại thế hệ mới luôn nhanh hơn, mạnh hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn, pin lâu hơn… “Liên minh Wi-Fi” cũng hứa hẹn rằng Wi-Fi 6 sẽ cung cấp

  • Tốc độ nhanh hơn
  • Cải thiện công suất
  • Cho hiệu năng tốt hơn trong môi trường có nhiều thiết bị kết nối
  • Cải thiện mức năng lượng tiêu thụ

Đó là những mục tiêu được viết “chung chung” để dễ tiếp cận với người dùng cuối và không chuyên. Cụ thể những thứ họ đang lên kế hoạch để thực hiện đó là:

  • Áp dụng công nghệ OFDMA(Orthogonal Frequency Division Multiple Access) để tăng hiệu quả và giảm độ trễ cho môi trường có nhu cầu cao.
  • Sử dụng MU-MIMO (Multi-User Multiple Input, Multiple Output) tăng hiệu năng truyền dữ liệu trong cùng một lúc, cho phép các Access Points xử lí đồng thời số lượng thiết bị lớn hơn.
  • Công nghệ Transmit Beamforming giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu ở một phạm vi nhất định để tăng hiệu quả.
  • 1024-QAM (1024 quadrature amplitude modulation mode) tăng thông lượng, băng thông.
  • TWT (Target Wake Time) cải thiện thời gian pin của các thiết bị dùng Wi-Fi, kể cả các thiết bị IoT.

Nếu bạn muốn chọn một Router hoặc Wireless Acces Point và có thể đợi đến cuối năm nay, có lẽ bạn nên suy nghĩ về một thiết bị có hỗ trợ Wi-Fi 6. Các thiết bị cao cấp (laptop, điện thoại, thiết bị đeo tay…) có thể sẽ được sản xuất với tiêu chuẩn Wi-Fi 6 vào năm 2020.

Và cuối cùng…

Sau đây là tất cả mọi thứ mà “Hiệp hội Wifi” đã đưa vào list để thực hiện:

  • Wi-Fi 6:Thế hệ Wi-Fi mới nhất, dựa trên chuẩn 802.11ax. Cho tốc độ nhanh hơn, tăng phạm vi phát sóng, hiệu suất tốt hơn trong môi trường có nhiều thiết bị kết nối, giảm tiêu thụ năng lượng.
  • Wi-Fi CERTIFIED WiGig™: Truyền dữ liệu siêu nhanh ở tần số 60 GHz, có tiềm năng trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường và thực tế ảo (AR/VR) , các dịch vụ HD streaming…
  • Wi-Fi CERTIFIED Vantage™:Kết hợp chất lượng kết nối cao, network intelligence để chuyển mạng mượt mà hơn khi người dùng di chuyển tại các ga tàu, sân vận động, trung tâm thương mại giúp duy trì kết nối và làm việc hiệu quả.
  • Wi-Fi CERTIFIED WPA3™: Tiêu chuẩn bảo mật mới, cung cấp các giao thức bảo mật tiên tiến. WPA3 đơn giản hóa bảo mật Wi-Fi, xác thực mạnh mẽ hơn, tăng cường độ mã hóa và duy trì khả năng phục hồi của các mạng quan trọng.
  • Wi-Fi HaLow™:Cung cấp khoảng cách phát xa hơn và tiết kiệm năng lượng hơn để hỗ trợ cho các thiết bị IoT như nhà thông minh và các thiết bị đeo được kết nối giúp duy trì sức khỏe.

(Sưu tầm)

 

Comments

No posts found

New post


Liên hệThỏa thuận sử dụng | Chính sách bảo mật